Economic University K34 L58 - 59 - 60
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Economic University K34 L58 - 59 - 60

58 - 59 - 60 TUY 3 MÀ 1.3 IN 1
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
»  Sao cô lại không tắm
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 3:11 pm by ngocbeonhuheo

»  Đến chỗ lần trước
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 11:15 am by ngocbeonhuheo

»  Không trả lời điện thoại
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 8:03 am by ngocbeonhuheo

»  Số điện thoại của ... Chúa!!!
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 7:50 am by ngocbeonhuheo

» Mẹ sẽ gửi tiền!
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 7:34 am by ngocbeonhuheo

»  Điện thoại thay bàn là
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 2:54 am by ngocbeonhuheo

» Gớt và Kỹ thuật
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 2:31 am by ngocbeonhuheo

»  Phỏng vấn một chiếc điện thoại di động
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 1:53 am by ngocbeonhuheo

»  Bố không nghe rõ
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 1:38 am by ngocbeonhuheo

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum
Facebook
Follow us on Twitter
Follow us on Twitter
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
Admin


Tổng số bài gửi : 73
Age : 34
Đến từ : Nha Trang - Khánh Hòa
Reputation : 0
Registration date : 08/11/2008

GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG   GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeMon Nov 10, 2008 9:33 pm

CÂU 1: các quốc gia theo chính thể quân chủ tuyệt đối:
1.Oman
2.Qatar
3.Ả Rập Saudi
4.Vatican
CÂU 2:các quốc gia theo chế độ quân chủ tương đối (quân chủ lập hiến):
Quân chủ lập hiến là 1 nền quân chủ mà trong đó quyền hạn của vua/nữ hoàng được quy định trong hiến pháp (Anh là 1 trường hợp đặc biệt, nước này không có hiến pháp, quyền lực của vua nói chính xác là được quy định dựa trên truyền thống và một hệ thống các luật riêng rẽ, thường gọi là quân chủ nghị viện) và vị quân vương đó chỉ mang tính hình thức, lễ nghi, chứ không thực sự nắm quyền. Quyền lực thực sự nằm trong tay các nghị viện và chính phủ do dân bầu lên.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia quân chủ lập hiến như vậy, phần lớn là các nước rất phát triển ở châu Âu như Anh, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và 1 số nước phát triển khác như Nhật, Canada, Úc v.v...
Danh sách các nước quân chủ lập hiến và tên vị vua/nữ hoàng của nước đó:

Châu Á:
- Bahrain*: quốc vương Hamad Bin Isa Al Khalifa
- Campuchia: quốc vương Norodom Sihamoni
- Nhật Bản: hoàng đế Akihito
- Jordan*: quốc vương Abdullah II
- Kuwait*: emir (tiểu vương) Sabah Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah
- Malaysia: sultan Mizan Zainal Abidin
- Nepal: quốc vương Gyanendra Bir Bikram Shah Dev
- Thái Lan: quốc vương Bhumibol Adulyadej
- Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: tiểu vương Khalifa bin Zayed Al Nahayan

Châu Âu (ngoài Anh):
- Andorra: hoàng tử Giám mục Joan Enric Vives Sicília, và đồng-hoàng tử Jacques Chirac (tổng thống Pháp mặc định là 1 trong 2 hoàng tử Andorra)
- Bỉ: quốc vương Albert II
- Đan Mạch: nữ hoàng Margrethe II
- Lichtenstein: hoàng tử Hans-Adam II
- Luxembourg: đại công tước Henri
- Monacco: hoàng tử Albert II
- Hà Lan: nữ hoàng Beatrix
- Na Uy: quốc vương Harald V
- Tây Ban Nha: quốc vương Juan Carlos
- Thụy Điển: quốc vương Carl XVI Gustaf

Các lãnh thổ của nữ hoàng Elizabeth II dòng Windsor:
- Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland
- Canada
- Úc
- New Zealand
- Jamaica
- Barbados
- Bahamas
- Grenada
- Papua New Guinea,
- Solomon Islands
- Tuvalu
- Saint Lucia
- Saint Vincent và the Grenadines
- Antigua và Barbuda
- Belize
- Saint Kitts và Nevis,

:silent: :silent: :silent: :silent: :silent: :silent: :silent: :silent: :silent: :silent: :silent: :silent:
to be continue....
Về Đầu Trang Go down
https://nhipdieukinhtetre.forumvi.com
Admin
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
Admin


Tổng số bài gửi : 73
Age : 34
Đến từ : Nha Trang - Khánh Hòa
Reputation : 0
Registration date : 08/11/2008

GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG   GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeMon Nov 10, 2008 9:39 pm

CONTINUE..... :bball: :bball: :bball: :bball: :bball: :bball: :bball: :bball:

CÂU 3:các quốc gia theo chế độ cộng hòa thổng thống:

Các đặc điểm của các thể chế cộng hòa

[sửa] Người đứng đầu nhà nước
Trong hầu hết nền cộng hòa hiện đại người đứng đầu nhà nước được gọi là tổng thống (president). Các danh xưng khác được sử dụng là consul, doge, archon và nhiều danh xưng khác. Trong các nền cộng hòa và cũng là dân chủ người đứng đầu nhà nước được chỉ định theo kết quả của một cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử này có thể là gián tiếp, chẳng hạn như nếu một hội đồng theo một dạng nào đó được bầu lên bởi người dân, và hội đồng này sau đó sẽ bầu ra người đứng đầu nhà nước. Trong các nền cộng hòa này nhiệm kì thông thường của tổng thống kéo dài trong khoảng bốn đến sáu năm. Trong một số nước, hiến pháp giới hạn số nhiệm kì một người có thể được bầu lên vị trí tổng thống.
Nếu như người đứng đầu nhà nước của một cộng hòa đồng thời là người đứng đầu chính phủ, thể chế này được gọi là tổng thống chế (ví dụ: Hoa Kỳ). Trong bán-tổng thống chế, người đứng đầu nhà nước không phải là cùng một người với người đứng đầu chính phủ, người sau thường được gọi là thủ tướng. Tuỳ theo nghĩa vụ cụ thể của tổng thống (ví dụ, vai trò cố vấn trong việc thành lập chính phủ sau một cuộc bầu cử), và các quy ước khác nhau, vai trò của tổng thống có thể dao động từ chỉ mang tính lễ nghi và phi chính trị cho đến ảnh hưởng lớn và đầy tính chính trị. Thủ tưởng có trách nhiệm trong việc điều hành các chính sách và nhà nước trung ương. Có những quy định cho việc chỉ định tổng thống và người đứng đầu chính phủ, một số nền cộng hòa cho phép sự chỉ định một tổng thống và một thủ tướng thuộc 2 đảng đối lập: ở Pháp, khi những thành viên của chính phủ đương nhiệm và tổng thống thuộc các đảng phái đối lập nhau, tình huống này gọi là cohabitation. Tuy nhiên trong một số nước như Đức và Ấn Độ, tổng thống bắt buộc phải là không theo đảng phái nào.

Trong một số nước, như Thụy Sỹ và San Marino, đứng đầu nhà nước không phải là một người mà là một ủy ban (hội đồng) của một vài người đang nắm văn phòng đó.

Trong sự vắng mặt của chế độ quân chủ, sẽ không có một vị vua nào thúc đẩy về một tôn giáo duy nhất. Bởi vì điều này là cảm nhận chung vào thời gian của thời đại Khai sáng, không là điều đáng ngạc nhiên khi các cộng hòa được nhận thấy bởi các nhà tư tưởng thời Khai sáng như là một dạng tổ chức nhà nước thích hợp nhất, nếu như người ta muốn tránh những điều xuống cấp bởi việc sốnng dưới một tôn giáo nhà nước có ảnh hưởng quá lớn.

[sửa] Những khái niệm của dân chủ
Các cộng hòa thường liên hệ với dân chủ, có vẻ là lẽ tự nhiên nếu như người ta thừa nhận ý nghĩa của cụm từ bắt nguồn của từ "cộng hòa" (xem: res publica). Tuy nhiên sự liên kết giữa "cộng hòa" và "dân chủ" này là rất xa đối với hiểu biết chung, ngay cả nếu như đã thừa nhận là có một vài dạng khác nhau của dân chủ[4]. Phần này cố gắng đưa ra những tóm tắt về các khái niệm dân chủ nào liên hệ với kiểu cộng hòa nào.

Chú ý rằng khái niệm "một phiếu bầu bằng nhau cho mỗi người trưởng thành" đã không được chấp nhận rộng rãi trong các nền dân chủ cho đến khoảng giữa thế kỉ 20: trước đó trong tất cả các nền dân chủ quyền được bầu cử của một người phụ thuộc vào điều kiện tài chính, giới tính, chủng tộc, hay là một tổ hợp những thứ đó và những yếu tố khác. Nhiều dạng nhà nhà nước trong các thời đại trước được mệnh danh là "dân chủ", bao gồm ví dụ như dân chủ Athena, sẽ, khi đem vào đầu thế kỉ 21, sẽ được liệt kê là plutocracy hay là một dạng quả đầu chế (quyền lực nắm bởi thiểu số) mở rộng, bởi vì những luật lệ về những phiều bầu được đếm như thế nào.

Trong cách tiếp cận phương Tây, được khuyến cáo về những nguy hiểm có thể xảy ra và sự không thực tế của dân chủ trực tiếp mô tả từ thời cổ đại[5], có một sự hội tụ về phía dân chủ đại diện, cho các thể chế cộng hòa cũng như các thể chế quân chủ, từ thời Khai sáng trở đi. Một phương tiện dân chủ như là trưng cầu dân ý vẫn về cơ bản là không đáng tin cậy trong nhiều nước theo kiểu dân chủ đại diện. Tuy vậy, một số nước cộng hòa như Thụy Sỹ có một phần lớn dân chủ trực tiếp trong cách tổ chức nhà nước của họ, với thông thường một vài vấn đề được đưa ra trước nhân dân bằng trưng cầu dân ý hàng năm.

Qua thời gian có một pha trộn các loại chủ nghĩa cộng hòa khác nhau theo cùng với các lý thuyết dân chủ của các quyền cá nhân, mà chúng (chẳng hạn trong Thời Khai sáng) sẽ tìm thấy biểu diễn trong sự hình thành của các đảng tự do và đảng xã hội. Thứ mà chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội cùng chia sẻ là niềm tin vào sự tự quyết của con người, và niềm tin vào danh dự cá nhân từng người. Nhưng họ không đồng ý và tiếp tục không đồng ý liệu là thứ này có cần thiết cho một nền cộng hòa hay không, thế nào sử dụng "chính xác" của từ "cộng hòa", và đời sống kinh tế nên được tổ chức như thế nào. Mâu thuẫn này thường được diễn tả theo ngôn ngữ của chủ nghĩa xã hội (như là một hệ thống kinh tế) đối chọi với chủ nghĩa tư bản (hệ thống kinh tế được khuyếch trương bởi người theo chủ nghĩa tự do). Sự hòa hoãn giữa dân chủ và có một người đứng đầu nhà nước cha truyền con nối được gọi là quân chủ lập hiến.

Tuy nhiên, chẳng hạn, không ai nghi ngờ là chủ nghĩa cộng hòa là lý tưởng thành lập Hoa Kỳ và vẫn còn là cốt lõi của những giá trị chính trị Mỹ. Xem Chủ nghĩa cộng hòa ở Mỹ.
Những bản sách quan trọng về triết học chính trị thời cổ đại sống sót cho đến thời trung cổ hiếm khi có một một ảnh hưởng nào lên sự nổi lên hay làm mạnh thêm những nền cộng hòa vào thời điểm mà chúng được viết ra. Khi Plato viết những đối thoại mà sau này, trong các nước nói tiếng Anh, trở nên được biết đến như là The Republic (một bản dịch không chính xác theo một số người), nền dân chủ xứ Athena đã được thiết lập, và không bị ảnh hưởng bởi luận thuyết đó (nếu nó đã bị ảnh hưởng, nó sẽ trở nên "ít" bản chất cộng hòa hơn theo hiểu biết hiện đại). Những thí nghiệm của Plato với những nguyên tắc chính trị của ông ta ở vùng Syracuse là một thất bại. De re publica của Cicero, rất xa trong khả năng định hướng lại những nước La Mã trong việc củng cố dạng nhà nước cộng hòa của họ, mà đúnh hơn nên được xem là khúc dạo đầu của Đế chế La Mã thật sự thành hình sau khi Cicero qua đời.

[sửa] Chủ nghĩa cộng hòa vô sản
Phân nhánh chính tiếp theo trong tư tưởng chính trị được Karl Marx thúc đẩy. Ông ta cho rằng các giai cấp, chứ không phải quốc gia có quyền lợi. Ông ta tranh luận rằng các chính phủ đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, và vì vậy cuối cùng thì các quốc gia trong thời đại ông ta sẽ bị lật đổ bởi giai cấp vô sản thống trị[8].

Một lần nữa hình thành nền cộng hòa theo đường lối triết lý chính trị mới nhanh chóng theo sau sự nổi lên của triết học: từ đầu thế kỷ 20, các nền cộng hòa dạng "cộng sản" được thiết lập. Nhiều nước trong số đó đứng vững cả thế kỷ - nhưng có sự căng thẳng đang gia tăng giữa họ với những nước kế thừa trực tiếp hơn từ ý tưởng của Phong trào Khai sáng.

[sửa] Ví dụ của các nền cộng hòa
Bài chi tiết: Danh sách các nước cộng hòa
Trong đầu thế kỉ 21, hầu hết các nước không quân chủ đều tự gọi là cộng hòa hoặc là trong tên chính thức hoặc là trong hiến pháp. Có một vài ngoại lệ: nước Libya Arab Jamahiriya, Nhà nước Israel, Liên bang Myanma và Liên bang Nga. Israel và Nga, và ngay cả Myanma và Libya, tuy vậy vẫn thỏa mãn nhiều định nghĩa của từ "cộng hòa".

Bởi vì từ "cộng hòa" bản thân là mơ hồ, rất nhiều nước cảm thấy cần thêm vào những từ hạn định (qualifiers) để làm rõ loại cộng hòa nào mà họ xưng. Đây là danh sách của các từ hạn định đó và các dạng khác nhau của từ "cộng hòa":

Không cần thêm vào từ hạn định nào ngoài "Cộng hòa" - ví dụ Pháp.
Cộng hòa liên bang - một liên bang của tiểu bang nhỏ với một dạng nhà nước cộng hòa - Hoa Kỳ, Úc, Brasil, Đức, Ấn Độ là những nước cộng hòa được điều hành bởi một nền dân chủ đại diện, trong đó các tiểu bang đóng một vai trò quan trọng.
Cộng hòa Hiến pháp - một dạng của dân chủ tự do nơi mà công dân bầu lên người đứng đầu nhà nước cũng như các đại diện điều hành nhà nước theo luật định trong hiến pháp hiện hành có bảo vệ quyền lợi cá nhân. Hoa Kỳ là một ví dụ. (So sánh với quân chủ lập hiến và dạng dân chủ tự do gọi là dân chủ trong chế độ quân chủ)[cần dẫn nguồn].
Confederation - nhiều quyền lực hơn được trao cho các đơn vị thành viên, chẳng hạn Serbia và Montenegro (không còn tồn tại) và Thụy Sĩ.
Liên bang - nhiều quyền lực hơn được trao cho nhà nước liên bang, ví dụ Nga.
Cộng hòa Hồi giáo - Những nước như Afghanistan, Pakistan, Iran là những cộng hòa được điều hành theo những luật Hồi giáo. (Ghi chú: Thổ Nhĩ Kì là một ngoại lệ khác và không được đưa vào danh sách này; trong khi dân số chủ yếu là Hồi giáo, nhà nước là cộng hòa không tôn giáo.)
Cộng hòa Ả Rập - ví dụ, Syria phản ánh trong tên nước là một nhà nước theo lý thyết pan-Arab Ba'athist.
Cộng hòa nhân dân - Những nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên với ý nghĩa là chính quyền do dân và vì dân, nhưng nói chung là không có bầu cử trực tiếp. Do vậy, họ sử dụng cụm từ "Cộng hòa nhân dân", được dùng chung bởi nhiều nước cộng sản trước đây.
Dân chủ cộng hòa - Thường được sử dụng bởi các nước với các mong muốn nhấn mạnh tuyên bố của họ là các nước dân chủ; những nước này thường là các nước cộng sản hoặc trước là thuộc địa. Các ví dụ bao gồm Cộng hòa dân chủ Đức (không còn tồn tại) và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: hình thức nhà nước cộng hòa của các nước cộng sản. Nhân dân bầu quốc hội, quốc hội bầu chính phủ, như vậy nhân dân gián tiếp tham gia vào công việc nhà nước thông qua đại diện duy nhất là các đại biểu quốc hội. Đảng và Quốc hội nắm toàn quyền đất nước. Ví dụ, Việt Nam theo thể chế này.
Thịnh vượng chung (Commonwealth, Rzeczpospolita) - sử dụng ở Ba Lan cho nước Cộng hòa Ba Lan hiện tại, và Rzeczpospolita của các quý tộc trong lịch sử.
Nước tự do - Đôi khi được sử dụng như một nhãn để chỉ sự thi hành, hoặc là chuyển tiếp từ một nước quân chủ sang một dạng nhà nước cộng hòa. Sử dụng cho Nước tự do Ireland dưới nhà nước cộng hòa Ireland, trong khi vẫn là một phần của Đế quốc Anh.
Các từ hạn lượng khác có gốc trong truyền thống và lịch sử thường là không có ý nghĩa thực sự về chính trị . San Marino, ví dụ, là "Cộng hòa bình yên nhất" trong khi Uruguay là "Cộng hòa phía Đông".

[sửa] Cộng hòa trong lý thuyết chính trị
Trong lý thuyết chính trị và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được áp dụng cho một nước nơi mà sức mạnh chính trị của nhà nước chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý, bất kì trên danh nghĩa nào, của người dân bị cai trị. Việc sử dụng này dẫn đến hai tập hợp phân loại đều có vấn đề. Thứ nhất là các nước được cầm quyền bởi một nhóm thiểu số, nhưng không phải là cha truyền con nối, giống như nhiều nước độc tài, thứ hai là các nước mà tất cả, hay là gần như tất cả, quyền lực chính trị thực sự được nắm bởi các thể chế dân chủ, nhưng vẫn có một vua/nữ hoàng như người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa, được biết chung như là quân chủ lập hiến. Trường hợp thứ nhất làm cho nhiều người bên ngoài từ chối xem nước đó như là một nước cộng hòa thực sự. Trong nhiều nước loại thứ hai có một số phong trào "cộng hòa" vẫn hoạt động để khuếch trương việc kết thúc một chế độ quân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vấn đế ngữ nghĩa thường được giải quyết bằng cách gọi đó là một nước dân chủ.
Về Đầu Trang Go down
https://nhipdieukinhtetre.forumvi.com
Admin
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
Admin


Tổng số bài gửi : 73
Age : 34
Đến từ : Nha Trang - Khánh Hòa
Reputation : 0
Registration date : 08/11/2008

GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG   GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeMon Nov 10, 2008 9:58 pm

Câu 4:chế độ đại nghị:

Chính thể cộng hoà đại nghị (hay còn được gọi là chính thể cộng hoà nghị viện) là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia được hình thành không thông qua con đường thế tập truyền ngôi, mà bằng phương pháp bầu cử và Nghị viện, về nguyên tắc, là cơ quan đóng vai trò quan trọng hơn mọi cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Nguyên thủ quốc gia không có thực quyền

Phân tích dấu hiệu chính thể cộng hoà đại nghị, nhiều nhà nghiên cứu luật học và chính trị học cho rằng, chính thể cộng hoà đại nghị là chính thể có nhiều đặc điểm giống như chính thể quân chủ đại nghị, chỉ khác về nguyên thủ quốc gia. Nếu nguyên thủ quốc gia được hình thành do thế tập, truyền ngôi thì gọi là quân chủ đại nghị và nếu được hình thành thông qua bầu cử (thường là dựa trên cơ sở của Nghị viện) thì được gọi là cộng hoà đại nghị.

Vì vậy, cộng hoà đại nghị là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.


Bên cạnh việc đồng ý với những dấu hiệu trên, có tác giả còn cho rằng, một số dấu hiệu không thể thiếu được của chính thể này, đó là việc tuyên bố nguyên tắc quyền lực tối cao của Nghị viện thành chế độ đại nghị; có chức danh Thủ tướng và sự tham gia một cách hình thức của nguyên thủ quốc gia vào việc thành lập chính phủ; nguyên thủ quốc gia được hiến pháp quy định rất nhiều quyền hạn, nhưng trên thực tế không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việc của nhà nước.

Nguyên thủ quốc gia của chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện, do Nghị viện bầu ra, hoặc dựa trên cơ sở của Nghị viện (có thêm các thành phần khác như là đại diện của các lãnh địa trực thuộc), mà không do nhân dân trực tiếp bầu ra. Chính việc không do nhân dân trực tiếp bầu ra Tổng thống, theo quan điểm của các nhà luật học, là nguyên nhân không cho phép nguyên thủ quốc gia có thực quyền.

Ở tất cả các nước theo chính thể này, hiến pháp (hoặc tục lệ) không quy định nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hành pháp. Nếu có quy định đi chăng nữa thì nguyên thủ quốc gia không bao giờ thực hiện được một cách đích thực những quyền này.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện

Cũng giống như đặc điểm hình thành nên chính thể quân chủ đại nghị, chính phủ - hành pháp, trung tâm của bộ máy nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở của Nghị viện, nên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Đây là đặc điểm chính yếu của chính thể đại nghị, kể cả cộng hoà đại nghị lẫn của quân chủ đại nghị.

Nguyên tắc "Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện" là cơ sở cho việc Nghị viện có thể lật đổ Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ có quyền hoặc yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán Nghị viện.

Còn Tổng thống thì… vô trách nhiệm
Về cơ bản, các nước theo chính thể cộng hoà đại nghị, giống như các nước theo chính thể quân chủ đại nghị, đều tuyên bố nguyên tắc: nguyên thủ quốc gia “không chịu trách nhiệm”. Điều 90 của Hiến pháp Italia tuyên bố: “Tổng thống nước cộng hoà không chịu trách nhiệm các hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường hợp phản bội Tổ quốc hoặc hành động xâm phạm tới Hiến pháp”. Hiến pháp của Hy Lạp cũng quy định một điều khoản tương tự (Khoản 1 Điều 49). Bên cạnh thông lệ này, còn có nước vẫn quy định trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia. Ví dụ, Hiến pháp của nước Cộng hoà Áo quy định việc chịu trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia: “Tổng thống liên bang chịu trách nhiệm việc thực hiện chức năng của mình trước Quốc hội liên bang” (Điều 142).

Nói chung, khi bàn về nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia ở chính thể cộng hoà đại nghị, các nhà luật học tư sản đều thừa nhận rằng, thực chất nguyên thủ quốc gia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cũng không có những quyền hạn đặc biệt nào. Trong tác phẩm của mình, Bayme viết: “Chức danh Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức gắn liền với nhiệm vụ có tính cách đại diện hơn là thẩm quyền quyết định các công việc của nhà nước”.

Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hoà đại nghị không khác nào địa vị của nhà vua hoặc nữ hoàng trong chính thể quân chủ đại nghị, theo nguyên tắc:

"Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị"

Một số hiến pháp quy định tính trung lập không đảng phái của nguyên thủ quốc gia ở loại hình chính thể này, để tỏ rõ sự vô tư của nguyên thủ quốc gia. Khi một người được bầu làm tổng thống thì người đó phải từ bỏ đảng phái (CHLB Đức, Italia). Nhưng trên thực tế, quy định này rất khó thực hiện. Bởi vì, việc được bầu vào chức danh tổng thống, trước hết bắt đầu bằng việc được đảng giới thiệu ra ứng cử tổng thống, hoặc chí ít phải được sự ủng hộ của đảng khi ra tranh cử.

Đặc biệt, khi phân tích chế định “phó thự”, có thể thấy rằng, nguyên thủ quốc gia không thể hoạt động trung lập. Mọi văn bản của Tổng thống chỉ có hiệu lực thực thi trên thực tế khi có chữ ký “phó thự” của các hàm bộ trưởng hoặc trên bộ trưởng (Thủ tướng người đứng đầu bộ máy hành pháp). Quy định này đã tước hẳn quyền quyết định đích thực của Tổng thống. Và cũng chính vì vậy, Tổng thống mới có cơ sở “là vô trách nhiệm”, chính người ký phó thự mới là người chịu trách nhiệm văn bản do Tổng thống ban hành. Theo thông lệ, không thể bắt người không có quyền lại phải đứng ra gánh chịu trách nhiệm.

Nhưng vẫn cần có nguyên thủ quốc gia

Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, đa số các nước tư sản theo loại hình chính thể cộng hoà đại nghị đều quy định Tổng thống có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ. Nhưng quy định bổ nhiệm và tiêu chuẩn của người đứng đầu chính phủ như thế nào lại không được pháp luật quy định rõ.

Thay cho sự thiếu hụt này của hiến pháp thành văn là quy định của tập tục không thành văn: Người đứng đầu bộ máy hành pháp phải có sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong nghị viện. Hay nói một cách khác hơn, nguyên thủ quốc gia - Tổng thống nước cộng hoà đại nghị - không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong nghị trường làm người đứng đầu bộ máy hành pháp.

Những điều phân tích trên có bao hàm nghĩa, nguyên thủ quốc gia không còn một vị trí vai trò nào đích thực trong chính thể đại nghị. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, vai trò của nguyên thủ quốc gia của chính thể cộng hoà đại nghị cũng như của nhà vua trong chính thể quân chủ đại nghị chỉ có thể được đánh giá cao trong những trường hợp đất nước bị khủng hoảng. Trong tình trạng khủng hoảng, Tổng thống mới có điều kiện độc lập hành động mà không phụ thuộc vào các đảng phái chính trị. Nguyên thủ quốc gia như là một chế định tiềm tàng của nhà nước hòng giải quyết những tình trạng khủng hoảng chính trị có thể xảy ra.

Theo quy định của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức, Tổng thống liên bang có quyền đề nghị ứng cử viên Thủ tướng để Hạ nghị viện bỏ phiếu. Trong vòng 14 ngày, nếu ứng cử viên của Tổng thống không nhận được đa số tuyệt đối số phiếu thuận thì Hạ nghị viện có quyền bầu ứng cử viên của mình. Trong trường hợp vẫn không bầu được Thủ tướng, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng theo ý mình người nào có nhiều phiếu hơn hoặc giải tán Hạ nghị viện.

Nói tóm lại, ở loại hình chính thể cộng hoà đại nghị có nhiều đặc điểm cơ bản như chính thể quân chủ đại nghị, chỉ khác chính thể quân chủ ở chỗ, nguyên thủ quốc gia không do thế tập truyền ngôi, mà do Nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra, mặc dù được hiến pháp quy định là một quyền hạn hết sức rộng rãi, nhưng mọi hoạt động của nguyên thủ đều có sự đề nghị, yêu cầu từ phía hành pháp. Nhánh hành pháp cùng với người đứng đầu hành pháp ngày càng trở thành cơ quan trung tâm thực hiện chủ yếu quyền lực nhà nước, được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện và phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện; Chính phủ - hành pháp chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Khi không còn sự tín nhiệm, thì chính phủ có thể bị lật đổ và kèm theo đó, Nghị viện có thể bị giải tán. Đó cũng là những dấu hiệu quan trọng của chế độ quân chủ đại nghị.
Về Đầu Trang Go down
https://nhipdieukinhtetre.forumvi.com
Admin
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
Admin


Tổng số bài gửi : 73
Age : 34
Đến từ : Nha Trang - Khánh Hòa
Reputation : 0
Registration date : 08/11/2008

GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG   GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeMon Nov 10, 2008 10:16 pm

CỘNG HÒA HỖN HỢP (LƯỠNG TÍNH)

Nhu cầu của lịch sử

Trước Hiến pháp năm 1958, nhà nước Pháp đươc tổ chức theo mô hình cộng hoà đại nghị. Về nguyên tắc, cách thức tổ chức và hoạt động mang các đặc điểm của nhà nước Anh (của chế độ đại nghị), chỉ trừ nguyên thủ quốc gia của Pháp quốc không như Anh quốc, không phải do thế tập truyền ngôi, mà được hình thành thông qua bầu cử.

Chế độ đại nghị Anh quốc thu được nhiều thắng lợi, nhưng ngược lại, ở Pháp, mô hình nãy những năm sau Hiến pháp năm 1946 lại gây ra khủng hoảng. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở chỗ, nếu ở Anh quốc có chế độ lưỡng đảng cầm quyền (có đảng đa số cầm quyền và đảng thiểu số là đảng đối lập) thì ở Pháp quốc là một chế độ đa đảng, nên không có một chính phủ thuần khiết, mà luôn phải thành lập một chính phủ liên hiệp. Trong khi dó, chính phủ liên hiệp thường có xu hướng tan rã, do quyền lợi của các đảng liên hiệp luôn mâu thuẫn trầm trọng. Từ năm 1946 - 1958, ở Pháp đã có tới 26 lần thay đổi chính phủ, tức là mỗi chính phủ chỉ tồn tại trên/dưới 6 tháng.

Tình trạng trực tiếp đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền Cộng hoà đệ Tứ là phong trào đấu tranh của Algeria và thất bại của Pháp ở Việt Nam sau chiến thắng lịch sử của người Việt ở Điện Biên Phủ. Trước tình trạng đó, Chính phủ Pháp phải mời tướng Charles de Gaulle đứng ra thành lập Chính phủ mới.

Ngày 1/6/1958, Charles de Gaulle giữ chức Thủ tướng Chính phủ, vị Thủ tướng sau cùng của chế độ Đệ Tứ Cộng hoà. Ông đề nghị phải thay đổi Hiến pháp một cách căn bản. Quốc hội chấp nhận và nền Cộng hoà đệ Tứ chấm dứt, Đệ Ngũ Cộng hoà ra đời bằng việc thông qua Hiến pháp mới năm 1958. Đây chính là bản Hiến pháp khai sinh ra chính thể lưỡng tính cộng hoà.

Mục tiêu của các nhà soạn thảo Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp là bãi bỏ địa vị ưu thế của Quốc hội ( bởi đây là nguyên nhân khiến cho sự lãnh đạo quốc giakhông được bền vững, một trong những nguyên nhân của sự sụp đổ Đệ Tứ Cộng hoà). Họ muốn gia tăng quyền hành của người đứng đầu đất nước - nguyên thủ quốc gia, để tạo nên sự ổn định và vững mạnh của chế độ chính trị.

Họ đã dùng hai giải pháp để đạt được mục tiêu trên. Trước hết, giao nhiều quyền thêm cho nguyên thủ quốc gia, ông ta không chỉ còn là hành pháp tượng trưng nữa, mà phải trực tiếp điều hành đất nước, nhất là trong cơn khủng hoảng. Sau nữa là công nhận cho vị Thủ tướng được rộng quyền bằng cách hạn chế quyền của Quốc hội.

Hiến pháp mới trù liệu những đặc tính cơ bản của chế độ đại nghị truyền thống, nhưng sửa đổi nó, dành cho hành pháp bao gồm cả Tổng thống lẫn Thủ tướng quyền được ấn định chính sách, vì vậy có thể gọi Cộng hoà Pháp của Đệ Ngũ là chính thể “Tổng thống được tăng cường”, hay cùng với nghĩa đó là chính thể “Nghị viện được hợp lý hoá”. Việc nhận ra vai trò hoạch định chính sách và quyền lập quy của hành pháp là một trong những thành công lớn nhất của chính thể này trong lịch sử lập hiến của nhân loại.

Hành pháp lưỡng đầu

Theo nhận định của một số nhà khoa học: Hiến pháp năm 1958 của Pháp, bên cạnh việc tuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, còn thiết lập một chế độ chính quyền cá nhân của Tổng thống.

Trung tâm của bộ máy chính quyền là Tổng thống. Tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo chính thể cộng hoà đại nghị, mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Thuở ban đầu của Hiến pháp này, Tổng thống do tuyển cử đoàn bầu ra. Tuyển cử đoàn bao gồm các thành viên của Quốc hội, các hội đồng hàng tỉnh và của các lãnh thổ hải ngoại. Đến năm 1962, Hiến pháp đươc chỉnh lý lại, Tổng thống Pháp do nhân dân trực tiếp bầu với nhiệm kỳ là 7 năm. Hiện nay nhiệm kỳ của Tổng thống được sửa lại là 5 năm.

Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn, kể cả quyền giải tán nghị viện của cộng hoà đại nghị, lẫn quyền tự thành lập chính phủ của cộng hoà tổng thống. Hiến pháp năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước tổng thống, và giảm tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện.

Nếu như ở mô hình đại nghị, Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện và ở mô hình chính thể cộng hoà Tổng thống, Chính phủ lại chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống, thì ở cộng hoà lưỡng tính, Chính phủ bao gồm các bộ trưởng và Thủ tướng không những chỉ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà còn chịu trách nhiệm thực sự trước Tổng thống.

Giống như chính thể cộng hoà đại nghị, chính phủ Pháp có Thủ tướng đứng đầu. Nhưng, thực ra Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống. Tổng thống chủ toạ các phiên họp Hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi Tổng thống cho phép. Ngoài ra Thủ tướng chỉ được quyền chủ toạ các phiên họp Nội các để chuẩn bị cho các phiên họp chính thức của Hội đồng bộ trưởng (chính phủ) dưới sự chỉ đạo của Tổng thống.

Sau khi chính sách của Tổng thống được thông qua, Thủ tướng phải có trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ thực thi các chính sách đã được Tổng thống hoạch định, và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Tổng thống việc thực thi các chính sách này. Trong trường hợp không thực thi được thì Thủ tướng và các bộ trưởng của Thủ tướng phải từ chức, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm, theo quy tắc “không chịu trách nhiệm” của nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị.

Việc tổng thống trực tiếp lãnh đạo hành pháp là một trong đặc điểm quan trọng của chính thể tổng thống cộng hoà. Đây cũng là biểu hiện quan trọng của chính thể tổng thống trong chính thể lưỡng tính cộng hoà.

Thủ tướng vẫn được hiến pháp quy định là người đứng đầu hành pháp, nhưng có trách nhiệm tổ chức việc thực thi các chính sách của Tổng thống. Trong trường hợp không thực thi được chính sách, có thể bị Quốc hội lật đổ, theo thể thức của chế độ đại nghị, như đã phân tích ở phần trên. Chính phủ, mà đứng đầu là Thủ tướng, được thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp, phải chịu trách nhiệm trước lập pháp và có thể bị lật đổ, và Quốc hội có thể bị giải tán. Chính đây lại là đặc điểm quan trọng của chính thể đại nghị.

Tổng thống được quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng, nhưng cũng giống như chế độ đại nghị, Tổng thống không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn nếu như người đó không là thủ lĩnh của liên minh cầm quyền. Sau đó, Thủ tướng được quyền đứng ra thành lập chính phủ bao gồm các bộ trưởng.
Về Đầu Trang Go down
https://nhipdieukinhtetre.forumvi.com
Admin
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
ADMINISTRATOR-TỔNG THỐNG
Admin


Tổng số bài gửi : 73
Age : 34
Đến từ : Nha Trang - Khánh Hòa
Reputation : 0
Registration date : 08/11/2008

GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG   GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitimeTue Nov 11, 2008 2:25 am

NHÀ NƯỚC LIÊN BANG VÀ NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT
:roll: :roll: :roll: :roll: :roll: :roll: :roll: :roll: :roll: :roll: :roll: :roll:

về mặt bản chất sự khác biệt của hai mô hình trên là hệ thống quản lý điều hành theo chiều dọc đối với đơn bang, và chiều ngang đối với liên bang.
đối với mô hình liên bang là 1 nhà nước cùng 1 thể chế chính trị nhưng trong đó có nhiều bang, mà mỗi bang là 1 cơ chế, hành pháp, lập pháp độc lập.
đối với đơn bang thì thể chế chính trị.cơ chế, hành pháp lập pháp...là xuyên suốt và duy nhất.
hai mô hình trên đều có mặt ưu và khuyết của nó. mô hình liên bang rất năng động nhưng khó có sự ổn định.mô hình đơn bang tạo ra được sự ổn định về an ninh chính trị nhưng thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế và là môi trường tốt của tham nhũng...
với những cơ sở mà tôi vừa nêu, vậy mô hình nào bền vững hơn, theo bạn?

santa santa santa santa santa santa santa santa santa santa
về hệ thống pháp luật thì nhà nuwóc đơn bang chỉ có hệ thống pháp luật duy nhất áp dung jcho cả nước trong khi đó nhà nước liên bang có hệ thống pháp luật chung của bang và mỗi bang lại co 1 hệ thống pháp luật riêng ,pháp luật của các bang không đượ mâu thuẫn với pháp luật của liên bang ! đôi với người dân thì ở nhà nước liên bang ,mỗi công dân chỉ có 1 quốc tịch mang tên nước đó còn ở nhà nước liên bang mỗi công dân có 2 hộ chiếu ,1 của bang và 1 của nhà nước ! về việc quản lý theo hành chính lãnh thổ :các cơ quan địa phương của nhà nước đơn nhất chịu sự quản lý tập trung của nhà nước ,ít mang tính độc lập ! trong khi đó ỏ nhà nước liên bang ,các bang có sự độc lập nhất định
:geek: :geek: :geek: :geek: :geek: :geek: :geek: :geek: :geek: :geek: :geek:
về hệ thống pháp luật thì nhà nuwóc đơn bang chỉ có hệ thống pháp luật duy nhất áp dung jcho cả nước trong khi đó nhà nước liên bang có hệ thống pháp luật chung của bang và mỗi bang lại co 1 hệ thống pháp luật riêng ,pháp luật của các bang không đượ mâu thuẫn với pháp luật của liên bang ! đôi với người dân thì ở nhà nước liên bang ,mỗi công dân chỉ có 1 quốc tịch mang tên nước đó còn ở nhà nước liên bang mỗi công dân có 2 hộ chiếu ,1 của bang và 1 của nhà nước ! về việc quản lý theo hành chính lãnh thổ :các cơ quan địa phương của nhà nước đơn nhất chịu sự quản lý tập trung của nhà nước ,ít mang tính độc lập ! trong khi đó ỏ nhà nước liên bang ,các bang có sự độc lập nhất định
Về Đầu Trang Go down
https://nhipdieukinhtetre.forumvi.com
Sponsored content





GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG   GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trả lời câu hỏi PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG - Phần II
» GIẢI BÓNG ĐÁ GIAO HỮU TOÀN GIẢNG ĐƯỜNG 58 - 59 - 60
» [color=green][font=Arial Black]trạm điện thoại trên thiên đường [/font][/color]
» Học Tiếng anh
» Phim moi tren thi truong

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Economic University K34 L58 - 59 - 60 :: GÓC HỌC TẬP :: TRIẾT HỌC MAC - LÊ NIN-
Chuyển đến